Chủ Nhật, 17 tháng 9, 2017

Vụ Tượng đài nguy cơ trôi sông: Đề xuất 3 phương án khắc phục





Khu vực tượng đài có vốn đầu tư hơn 6,3 tỉ đồng bị sạt lở và có khả năng bị trôi sông Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre - Ảnh: MẬU TRƯỜNG


Theo đó, nguyên nhân sạt lở được xác định là do thay đổi dòng chảy trên sông và quá tải lưu lượng.


Cụ thể, một lãnh đạo Sở Xây dựng, trước năm 2000, đoạn sông Hương Điểm vào giờ nước ròng đều chảy ra sông Hàm Luông qua các ngõ sông Cái Mít, sông Sơn Đốc. Dòng chảy và lòng dẫn đã ổn định với chế độ chảy này.


Năm 2001, cống Cái Mít và cống Sơn Đốc 1 và năm 2015 cống Sơn Đốc II được xây dựng đưa vào sử dụng.


Trong các tháng đóng cửa cống để ngăn mặn, vào giờ nước ròng, toàn bộ lượng nước sông Hương Điểm đều chảy dồn về sông Giồng Trôm ra sông Hàm Luông.


Đây là nguyên nhân dẫn đến tình trạng thay đổi dòng chảy và quá tải lưu lượng dẫn đến lưu tốc nước sông Hương Điểm chảy mạnh tại cửa ra vùng ngã ba với sông Giồng Trôm.


Tại những đoạn bờ đất yếu, tất nhiên sẽ bị xâm thực mạnh và bị xói lở; thực tế đã xảy ra sạt lở cục bộ ở cầu Ba Lạt - xã Long Mỹ năm 2010, sạt lở bờ sông Hương Điểm cũng xảy ra từ từ trong 10 năm gần đây.


Mặt khác, vào giờ nước chảy ròng, tại khu vực ngã 3 sông (Khu vực đặt tương đài), dòng chảy từ Hương Điểm bị dòng chảy sông Giồng Trôm đạp vào gây nên hiện tượng nước chảy vòng, vì vậy toàn bộ khu vực tượng đài địa chất yếu là điểm nhạy cảm nhất, xói lở càng thêm trầm trọng.


Theo dự báo tình trạng sạt lở vẫn còn tiếp tục lấn sâu vào khu tượng đài, bờ bãi sông chưa ổn định, mép sạt lở có thể qua khỏi mặt bằng khu tượng đài mới đạt trạng thái cân bằng ổn định.


Trên cơ sở kiểm tra, khảo sát hiện trường, Sở Xây dựng đề xuất 3 phương án xử lý.


Phương án thứ nhất là xây dựng kè chống sạt lở bảo vệ khu tượng đài hiện hữu với tổng chi phí khoảng 7,5 tỷ đồng.


Phương án này khá tốn kém, tuy nhiên bảo vệ được công trình lâu dài và không tốn chi phí để đầu tư tại vị trí mới.


Phương án thứ 2 là dời tượng đài vào trong 50m so với vị trí hiện hữu. Phương án này có kinh phí xây dựng phần đế đặt tượng đài (không có sân nền xung quanh) khoảng 1,5 tỷ đồng.


Phương án cuối cùng là dời địa điểm xây dựng tượng đài qua xã Lương Phú.


Sở dĩ chọn phương án này là do hiện tại bờ sông này đang bồi nhẹ, chưa có dấu hiệu xói lở bờ do dòng chảy sẽ an toàn.


Tâm tượng đài đề nghị cách bờ sông hiện trạng ít nhất 20m để bảo đảm an toàn lâu dài.


Chi phí xây dựng tại vị trí mới (phần sân đường, nền tượng đài và giải phóng mặt bằng) khoảng 2,2 tỷ đồng.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét