Thứ Năm, 31 tháng 8, 2017

Thái Lan: Xóa đói giảm nghèo nhờ mô hình phát triển kinh tế khép kín


Loc là người dân tộc thiểu số. Từ mấy năm nay, anh học làm gốm, thu nhập tăng đến 20 lần. Loc là một trong số hơn chục nghìn người dân tộc thiểu số đổi đời nhờ mô hình phát triển kinh tế Doi Tung.


Vẫn là sản phẩm truyền thống của tỉnh, nhưng từ gốm đến dệt vải hay trồng và chế biến cà phê, nay được sản xuất theo quy trình nghiêm ngặt, đạt tiêu chuẩn xuất khẩu đi Mỹ, Nhật.


Có một câu nói mà tất cả người nông dân ở Doi Tung đều ghi nhớ, đó là "Không ai có thể uống hạt cà phê thô". Thế nên, mỗi một cây cà phê ở khu vực này, sau 5 - 10 năm chuyển giao công nghệ, chúng vẫn tuân thủ quy trình trồng và chăm sóc nghiêm ngặt, để mỗi hạt cà phê hái ra được chế biến và đóng gói với giá trị tăng đến 20 lần.


Chính phủ mở chính sách về đất, Quỹ Mah Fae Luang dưới sự bảo trợ của Hoàng Gia, mời chuyên gia đào tạo cho người nông dân, đầu tư vốn để mua máy móc, tìm kiếm thị trường. Chính quyền địa phương khuyến khích người dân học tiếng Anh và sản xuất theo tiêu chuẩn. Bởi vậy, dù công nghệ sản xuất chưa hiện đại, nhưng thành công vẫn có thể đến khi theo mô hình kinh tế khép kín.



VTV.vn - Hàng trăm hộ gia đình dân tộc thiểu số vùng sâu, vùng xa trên địa bàn huyện Tu Mơ Rông và Kon Plông đã tham gia trồng cây dược liệu, góp phần xóa đói giảm nghèo.



* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên !

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét